Diệt Côn Trùng Tâm Tín Thành | Diet Con Trung Tam Tin Thanh

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều các loại côn trùng có hại, gây khó chịu cho con người.

Chúng còn là những con vật trung gian gây nên các bệnh truyền nhiễm như: Ngộ độc thức ăn, kiết lị, tiêu chảy, sốt xuất huyết, dị ứng da

công ty diệt côn trùng

Tác hại của côn trùng gây ra có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế xã hội, và đặc biệt là đối với con người như:

– Mối: Phá hoại các công trình giao thông, công ty, nhà ở, các khu kiến trúc, các vật dụng bằng gỗ

– Mọt: Phá hoại lương thực, sách, vở

– Muỗi: Gây sốt rét, sốt xuất huyết, và một số các bệnh truyền nhiễm khác

– Ruồi: Gây ra các bệnh về đường ruột, rất nguy hiểm

– Kiến: Gây hại cho các cây trồng vật nuôi, tấn công cả con người

– Châu chấu: Phá hoại mùa màng, ảnh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp

– Chuột: Phá hoại mùa màng, nhà cửa, quần áo, gây các bệnh truyền nhiễm như dịch hạch, ngộ độc thức ăn…

cong ty diet con trung

Nhu cầu về cuộc sống ngày càng được nâng cao, đòi hỏi về việc vệ sinh môi trường cũng càng được quan tâm nhiều hơn. Nhà ở, nơi làm việc, cong ty, khu vui chơi giải trí, các quán ăn đòi hỏi càng sạch sẽ hơn. Tuy nhiên đó chính là những nơi tạo điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sôi phát triển.

Song song với sự phát triển của xã hội, ngành diệt trừ, kiểm soát và diệt côn trùng gây hại được ra đời nhằm đáp ứng cho con người đảm bảo có môi trường sống luôn trong lành và sạch sẽ.

– Công ty diệt côn trùng Tâm Tín Thành ra đời nhằm đáp ứng và cung cấp các dịch vụ diệt côn trùng, diet con trung có hại và kiểm soát môi trường cho tất cả quý khách hàng trên toàn quốc

Dịch vụ của cong ty diet con trung Tâm Tín Thành:

  1. Tư vấn cách xử lý và diệt côn trùng
  2. Thiết lập các phương án phòng chống diệt trừ diet con trung

Xử lý nền móng cho các công trình:

  1. Lập kế hoạch các phương án phòng chống mối, diet moi cho các công trình sắp, đang và sẽ thi công để đảm bảo không bị mối tấn công sau khi công trình hoàn thiện và đi vào hoạt động

Xử lý mọt:

  1. Xử lý mọt trong nông sản, gỗ và các loại mọt khác
  2. Khử trùng, diệt khuẩn, khử mùi, phòng dịch mọi nơi, mọi địa hình, các công trình, nhà ở v.v…
  3. Xử lý các loại côn trùng, động vật gây hại: diet moi, ruồi, muỗi, gián, kiến, chuột… bằng nhiều phương pháp tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất
  4. Chuyên cung cấp máy móc, thiết bị chuyện dụng, hóa chất phòng ngừa và diệt các loại mối, côn trùng

SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY DIỆT CÔN TRÙNG TÂM TÍN THÀNH

Qúy khách sẽ được miễn phí khảo sát, tư vấn tận tình sử dụng các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng

Nguyên tắc làm việc của cong ty diet con trung Tâm Tín Thành: Phục vụ, chăm sóc khách hàng như phục vụ chính bản thân

Được công ty diệt côn trùng Tâm Tín Thành hướng dẫn các biện pháp ngăn ngừa tốt nhất, kiểm tra định kỳ, bảo hành chu đáo

Được sử dụng các trang thiết bị tối tân nhất và hóa chất tốt nhất của cong ty diet con trung Tam Tin Thanh

Được Cong ty diet con trung Tâm Tín Thành phục vụ tận tâm với phương châm:

Phục Vụ Chuyên Nghiệp – Chất Lượng

Hiệu Quả – An Toàn

Tiết Kiệm – Và Bảo Vệ Môi Trường

Điều đặc biệt tại công ty diệt côn trùng Tâm Tín Thành:

Các loại thuốc của cong ty diet con trung Tam Tin Thanh sử dụng được sự cho phép của các cơ quan chức năng, an toàn tuyệt đối, không gây phản ứng cho con người, đảm bảo sức khỏe đời sống cho cộng đồng.

Công ty diệt côn trùng Tâm Tín Thành có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật với bề dày kinh nghiệm, thường xuyên được đào tạo, tập huấn, cập nhật các kiến thức và phương pháp mới hơn, hiện đại hơn.

Xin chân thành cảm ơn quý khách từ mọi miền của tổ quốc đã quan tâm đến dịch vụ của cong ty diet con trung Tâm Tín Thành, tạo điều kiện cho công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ trong suốt nhiều năm qua. Công ty diệt côn trùng Tâm Tín Thành cam kết sẽ đem lại các dịch vụ tốt nhất, với các phương pháp, các trang thiết bị hiện đại nhất đến với quý khách

Các từ khóa tìm kiếm: Diet con trung, diet moi, diet chuot, diet muoi, dich vu diet con trung, dich vu diet moi, dich vu diet chuot, dich vu diet kien, dich vu diet gian, dich vu diet muoi, dich vu diet ruoi, cong ty diet con trung, cong ty diet moi, may diet con trung, thiet bi diet con trung, đen diet con trung, thuoc diet con trung, thuoc diet moi, thuoc diet muoi, thuoc diet chuot, thuoc diet gian, thuoc diet kien, thuoc diet ruoi

Diệt côn trùng bằng “mẹo”

Trời nồm ẩm là điều kiện lý tưởng để các loại côn trùng “sống dậy” sinh sôi nảy nở. Các chuyên gia cho biết, có thể ngăn chặn, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại bằng những chất có trong thực phẩm, vật dụng hàng ngày để bảo vệ sức khoẻ và giữ sạch môi trường.

Tận dụng để tận diệt

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trước đây người ta hay sử dụng băng phiến để diệt gián, ngày nay là các loại thuốc diệt côn trùng tràn lan trên thị trường. Nếu biết cách, người dân hoàn toàn có thể tận dụng những vật dụng trong nhà để diệt côn trùng. Đơn giản nhất như thay vì dùng băng phiến, nên đặt những túi may bằng vải mutxơlin đựng vỏ chanh khô hoặc những miếng bông thấm nước chứa tinh dầu oải hương, húng, hương thảo, kinh giới hoặc rượu long não vào tủ quần áo.

Theo GS Bùi Công Hiển, khoa Sinh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, có thể sử dụng bồ kết phơi khô, cây hương nhu, cây gỗ thơm, vỏ bưởi, bã mía… đốt tạo khói trong nhà. Lưu ý chỉ đốt với số lượng vừa phải để tạo ra một làn khói thoang thoảng trong nhà, tránh bị ngạt. Có thể đốt vào thời điểm buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ. Nhà sẽ có mùi thơm của tự nhiên, đồng thời ruồi, muỗi, gián, kiến cũng như các loại côn trùng sẽ không có chỗ ẩn náu và buộc phải bay ra khỏi nhà.

Nếu không có các loại vật liệu để đốt thì có thể tùy từng loài côn trùng muốn diệt mà có những mẹo riêng. Diệt ruồi bằng cách lấy tỏi đun trong nước sôi rồi cắt thành từng miếng trộn với vài miếng đinh hương để trong những đĩa nhỏ. Dùng hạt tiêu, hoa hồi cho vào vải gói lại, đặt vào hũ để bột gạo, đậy kín nắp, mọt sẽ không tấn công nữa. Chanh có nhiều axit, có thể vắt chanh tươi vào tổ kiến hay chỗ kiến tập trung hoặc rắc vỏ chanh băm nhỏ lên đó thì đàn kiến sẽ tự tan rã và bỏ đi. Ngoài ra người ta còn rắc lên tổ kiến bã cà phê, bột than củi, phấn rôm hoặc tiêu bột…

“Hoa” nhân tạo tự dính côn trùng

Ngoài những biện pháp trên, thị trường hiện cũng có bán nhiều thiết bị diệt côn trùng an toàn cho môi trường và sức khoẻ. Ví dụ như những loại “hoa” nhân tạo có khả năng tự dính chống ruồi, không mùi đã được sản xuất. Đây là một loại khí dung đặt trong tủ bếp trong thời gian 4 tháng. Ngoài ra, còn có loại hương vòng đốt ở ngoài và máy khuếch tán điện chống ruồi có chương trình khởi động tự động.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng cho rằng, cách bẫy côn trùng được cho là an toàn nhất là những loại khí dung có tác dụng tức thời hoặc lâu dài, hương vòng để đốt, các loại máy khuếch tán điện hoặc những loại máy siêu thanh. Sản phẩm mới là máy khuếch tán chạy pin, thích hợp trong những chuyến dã ngoại, cắm trại hoặc dùng các loại thuốc xịt trực tiếp vào vết muỗi đốt.

GS Bùi Công Hiển cho rằng, các thiết bị bẫy, bắt côn trùng có trên thị trường khá nhiều và dễ dùng. Dùng keo nước chống kiến chỉ cần chấm vào những chỗ kiến đi qua. Các loại bẫy, ống hoặc xịt một loại bọt diệt kiến đi sâu vào những xó xỉnh và những chỗ tổ kiến. Nếu muốn bảo vệ môi trường sống, nên trồng cây bạc hà, oải hương, cúc vạn thọ… Đây là những cây mà côn trùng rất “sợ”, mùi hương của chúng có tác dụng xua đuổi côn trùng.

Theo các chuyên gia, thời tiết nồm ẩm nên lau chùi vật dụng trong nhà sạch sẽ. Đặc biệt là các góc tối, nơi côn trùng có thể ẩn nấp và đẻ trứng. Để nhà thông thoáng, có khí lưu thông, nếu có điều kiện thì sử dụng máy hút ẩm đối với tầng trệt. Hạn chế tối đa, tốt nhất là không nên sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng, kể cả khi đó là loại thuốc được quảng cáo tốt nhất để giữ gìn sức khỏe cho cả gia đình, tránh những nguy cơ nhiễm độc từ những loại thuốc này.

Bông Bt giúp kiểm soát côn trùng gây hại

Một nghiên cứu thực hiện tại bắc Trung Quốc cho thấy cây bông biến đổi di truyền Bt có khả năng diệt côn trùng không những làm giảm số lượng côn trùng gây hại đối với chính nó mà còn giảm cả số lượng côn trùng ở các cách đồng gần đó không biến đổi di truyền. Phát hiện này hứa hẹn các phương pháp kiểm soát côn trùng gây hại đồng thời có thể tăng tối đa sản lượng mùa màng trong tương lai.

Phát hiện được công bố trên số ra ngày 19 tháng 9 tờ Science. Science là tờ báo của AAAS – hiệp hội khoa học phi lợi nhuận.

Tiến sĩ Kong-Ming Wu thuộc Học viện khoa học nông nghiệp Trung Quốc (Bắc Kinh) cùng các cộng sự đã phân tích dữ liệu từ năm 1997 đến năm 2007 về việc canh tác bông Bt ở 6 tỉnh miền bắc Trung Quốc với diện tích bao phủ 38 triệu hecta đất canh tác và được 10 triệu người nông dân chăm sóc. Họ tiến hành so sánh dữ liệu trồng bông với dữ liệu về số lượng côn trùng gây hại trong khu vực, tập trung chủ yếu vào loại sâu đục quả bông vốn là loài gây thiệt hại lớn cho người trồng bông ở Trung Quốc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng sâu đục quả bông đã giảm đáng kể khi cây bông Bt được đưa vào canh tác, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006. Các nhà nghiên cứu cũng đã tính toán đến cả yếu tố nhiệt độ, lượng mưa cùng với việc giới thiệu giống bông biến đổi di truyền mới; từ đó đi đến khẳng định rằng bông Bt có thể chống chịu được với côn trùng gây hại bông trong thời gian dài, đồng thời hỗ trợ cho cả các cây trồng không biến đổi khác trong vòng 10 năm. Tiến sĩ Wu cùng các cộng sự cho rằng có thể là do cây bông là cây vật chủ chính để sâu đục quả bông đẻ trứng, việc làm giảm số lượng ấu trùng trên cây bông đồng nghĩa với việc giảm số lượng côn trùng gây hại nói chung và bảo vệ các cây trồng khác.

Bt là loại thuốc diệt côn trùng có nguồn gốc từ giao tử và tinh thể mang độc tố của vi khuẩn Bacillus thuringiensis, nó đã được bán ra thị trường từ năm 1960. Bt không độc đối với con người, động vật, các, thực vật, vi khuẩn và hầu hết côn trùng. Tuy nhiên nó có tính chọn lọc cao, khiến sâu nhậy hoặc sâu bướm phải chết. Bt hiện đã được đăng ký và bán để sử dụng với vai trò là thuốc diệt côn trùng ở hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới, Bt không làm ô nhiễm nước ngầm bởi nó phân hủy rất nhanh.

 

Bt là thuốc diệt côn trùng có nguồn gốc từ giao tử và tinh thể mang độc tốc của vi khuẩn Bacillus thuringiensis (như trên ảnh). (Ảnh kính hiển vi: Jim Buckman/ Courtesy of Wikimedia Commons)

Theo các tác giả nghiên cứu, công nghệ Bt đã giúp Trung Quốc có được công cụ kiểm soát côn trùng gây hại mới. Tất cả nông dân trong khu vực trồng bồng Bt đều có lợi. Trong một phỏng vấn qua email, tiến sĩ Wu cho biết: “Năm 1992, sâu đục quả bông đã gây thiệt hai 30% sản lượng bông ở miền bắc Trung Quốc. Do chi phí cho việc kiểm soát côn trùng lúc đó rất cao nên nhiều nông dân không muốn trồng bông nữa. Nghiên cứu về giống bông Bt này còn có ý nghĩa là: tất cả các vụ mùa Bt khác, ví dụ như gạo Bt, đều có thể được canh tác rộng rãi ở Trung Quốc. Thành công với bông Bt có thể thúc đẩy các quy trình thương mại các cây trồng biến đổi di truyền ở Trung Quốc”.

Tiến sĩ Jian-Zhou Zhao, đồng tác giả của nghiên cứu, cũng nhấn mạnh đến lợi ích đối với sức khỏe khi sử dụng bông Bt. Ông nói: “Bị nhiễm độc từ các loại thuốc diệt côn trùng khác thậm chí có thể dẫn đến tử vong là một vấn đề lớn người trồng bông vào những năm 1990. Hầu hết nông dân không có quần áo bảo hộ phù hợp khi phun thuốc diệt côn trùng từ bình xịt nhỏ đeo trên vai. Đây có thể là môt lý do nữa khiến nhiều nông dân từ chối trồng bông trước khi cây công Bt xuất hiện, bởi công việc trồng bông lúc đó quá nguy hiểm và đáng sợ”.

Việc sử dụng bông Bt và các loại cây trồng biến đổi di truyền khác có thể mang lại một giải pháp kinh tế hơn, an toàn hơn để kiểm soát côn trùng gây hại ở nhiều trang trại nhỏ trên toàn thế giới. Tuy nhiên tiến Wu và nhóm nghiên cứu thừa nhận rằng thử thách lớn nhất đối với thành công trên cây công Bt chính là vượt qua được khả năng kháng thuốc của côn trùng. Họ khẳng định rằng dù có được các phẩm chất đáng kể nhưng chỉ nên coi bông Bt là một nhân tố trong công cuộc kiểm soát côn trùng có hại nói chung.

Các tác giả của nghiên cứu bao gồm Kong-Ming Wu, Yan-Hui Lu, Hong-Qiang Feng, và Jian-Zhou Zhao thuộc Phòng thí nghiệm sinh học State Key côn trùng gây hại và bệnh cây trồng, Viện Bảo vệ thực vật, Viện khoa học nông nghiệp Trung Quốc (Bắc Kinh, 1000193, P. R. Trung Quốc)

Jian-Zhou Zhao đã hợp tác với Pioneer Hi-Bred International, Inc., Johnston, IA 50131, Hoa Kỳ. Yu-Ying Jiang thuộc Trung tâm dịch vụ và mở rộng kỹ thuật nông nghiệp quốc gia, Bắc Kinh, 1000026, P. R. Trung Quốc.

Nghiên cứu được Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cùng với Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia Trung Quốc tài trợ.

Thuốc diệt côn trùng có thể diệt 3 thế hệ gián

Theo các nhà côn trùng học thuộc đại học Purdue trong quá trình tiến hành kiểm tra hiệu quả của loại mồi bằng gel chuyên dụng, chỉ một liều thuốc diệt côn trùng cũng có thể giết 3 thế hệ gián vì chúng ăn lẫn nhau và truyền chất độc cho nhau.

Trợ lý giáo sư ngành côn trùng học Grzegorz “Grzesiek” Buczkowski cho biết đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã chứng minh mồi kiểm soát côn trùng có hại vẫn có công dụng khi được truyền hai lần sau liều đầu tiên. Truyền thuốc diệt côn trùng từ thế hệ gián này sang thế hệ khác được gọi là kỹ thuật chuyển theo chiều ngang.

Buczkowski cho biết: “Kết quả thu được của chúng tôi rất có ý nghĩa bởi gián là loài khó kiểm soát với tốc độ tăng số lượng nhanh chóng của chúng. Chúng đặc biệt xuất hiện nhiều trong thành phố và gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe”.

Rất khó có thể phát hiện và loại bỏ chúng khỏi nơi trú ẩn bởi chúng hoạt động vào ban đêm và sống ở những nơi chúng ta không tiếp cận được. Chúng xâm nhập những nơi chúng dễ dàng tìm thấy vô vàn đồ ăn thức uống. Bên cạnh đó, gián cũng bị lôi cuốn tới nhưng nơi có đồng loại do tác động của một hợp chất hóa học có tên pheromone chúng tiết ra và gây ảnh hưởng đến hoạt động của những con cùng loài.

Trong một nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã thử nghiệm loài gián Đức – loài sống trong nhà phổ biến nhất tại Hoa Kì – với sản phẩm DuPont có thành phần hoạt tính indoxacarb. Mặc dù các nhà nghiên cứu chỉ tiến hành với indoxacarb, Buczkowski cho rằng các loại thuốc diệt côn trùng khác cũng có thể có khả năng diệt tới 3 thế hệ gián.

Nghiên cứu do Grzegorz “Grzesiek” Buczkowski thực hiện đã chứng minh chỉ một liều thuốc diệt côn trùng có thể giết 3 thế hệ loài côn trùng gây hại. Theo trợ lý giáo sư ngành côn trùng học Buczkowski, rất khó có thể kiểm soát loài gián bởi chúng sinh sản rất nhanh, chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm và chui rúc ở những nơi chúng ta không tiếp cận được. (Ảnh: Purdue Agricultural Communication photo/Tom Campbell)

Trong giai đoạn truyền độc tính đầu tiên từ con gián trưởng thành đã chết sang nhộng ở giai đoạn sớm nhất, trung bình 76% số lượng gián không kháng cự nổi với chất bài tiết có chứa indoxacarb từ những con đã chết (theo báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên số ra tháng 6 tờ Journal of Economic Entomology).

Trong giai đoạn chuyển thứ 3 hay lần tiêu diệt thứ 3, trung bình 81% gián đực trưởng thành ăn nhộng đã chết cũng chết theo. Các số liệu được lấy 72 giờ sau khi những con gián tiếp xúc với một con khác đã bị nhiễm indoxacarb.

Cũng theo Buczkowski – giám đốc chương trình Purdue Industrial Affiliates Program, tỉ lệ tử của gián ở thế hệ thứ 4 sau liều thuốc diệt côn trùng đầu tiên không cao hơn tỉ lệ tử của những con không tiếp xúc với thuốc diệt côn trùng dù dưới biện pháp nào.

Gián Đức trưởng thành có màu nâu vàng bóng, dài khoảng nửa inch. Nhộng ở giai đoạn phát triển sớm nhất được dùng trong nghiên cứu là ấu trùng giai đoạn instar 1 có độ tuổi từ 1 đến 5 ngày. Ấu trùng trải qua 5 giai đoạn lột xác mới trưởng thành.

Bên cạnh việc lôi kéo thêm nhiều gián đến nơi cư ngụ nhờ tác động của pheromone trong phân, gián cũng gây ra nhiều vấn đề khác.

Buczkowski cho biết: “Gián lột xác khi phát triển từ giai đoạn nhộng đến các giai đoạn tiếp theo. Nơi chúng sống có một số lượng lớn da đã lột tích lũy lại. Phần da chết có thể bay trong không khí gây bệnh dị ứng hay hen suyễn. Đây là vấn đề lớn nhất mà chúng gây ra”.

Buczkowski dự định tìm hiểu các loại mồi diệt gián khác có tác động tương tự đồng thời tìm hiểu tác động chuyển theo chiều ngang của thuốc diệt côn trùng trong môi trường tự nhiên chứ không chỉ bó hẹp trong phòng thí nghiệm.

Diệt côn trùng trong chăn nuôi

Chống mọt chuồng trại: Dùng 100g lưu hoàng nấu sôi với 1 lít nước. Nước còn đang nóng, dùng chổi sơn quét đều lên mặt tre, gỗ trong chuồng. Phương pháp này ngừa mọt rất hiệu quả, kéo dài tuổi thọ chuồng trại, đỡ tổn hao đầu tư và vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.

Diệt và xua đuổi mối, gián: 50g thạch xương, 20g cây thuốc cá, cho 1 lít nước sắc kỹ (60 phút), thêm 10g bột băng phiến rồi khuấy tan, phun đẫm lên ổ mối, vách tường chuồng trại, sẽ diệt mối, gián tại chỗ, xua mối, gián tránh xa.

Diệt ruồi: Xua đuổi ruồi, nhặng trong chuồng, bò, heo bằng cách đốt 50g lá bầu khô để khói xông vào chuông nuôi. Hoặc sắc 200g lá bầu tươi, lấy nước tắm cho 1 con bò trưởng thành. Sắc lấy dung dịch nước từ: Bách bộ 50g, nghể 20g, vỏ cổ giải 16g, rễ cây thuốc cá 16g, rễ cóc kèm 16g, dành dành bóng 20g với 2 lít nước, phun thẳng vào những nơi có nhiều ruồi, muỗi để diệt chúng.

Diệt muỗi: Có thể dùng một trong các phương pháp sau: Đốt xông khói các nguyên liệu như bèo cái khô + lá sả khô + lá ráng hoa trắng khô + vỏ bưởi khô. Quả giả điều (cuống quả phình to) chín, ép lấy nước, phun nước dịch ép vào các vũng nước tù, đọng quanh chuồng, các bụi cây trong trang trại, nước dịch ép này làm bọ gậy không sinh sôi phát triển, hạn chế được muỗi quấy rầy trong thời gian khoảng 1 – 3 tháng.

Sắc các nguyên liệu: Cây cúc trừ sâu 20g: rễ thuốc cá 30g: bách bộ 50g, lá sả 100g với 2 lít nước để có dung dịch phun diệt muỗi mà không gây độc hại đối với người và gia súc.

Đuổi kiến: Đàn vật nuôi trong nông trại hay bị lũ liến gây khó chịu, thậm chí bị stress làm kém ăn, sút cân, ngại nằm nghỉ.

Cách đuổi kiến như sau: Dùng 30g tỏi giã nhỏ, 50g hàn the tán mịn, ngâm 2 loạt này trong 20 phút với 100ml rượu trắng. Dung dịch hòa tan dùng để phun lên ổ, dọc đường đi của kiến. Kiến không chịu được đành bỏ đi, còn đống trứng kiến cũng sẽ bị ung, không nở được.

Thuốc diệt côn trùng: Diệt càng nhanh càng độc hại

Các chuyên gia y tế cảnh báo lạm dụng thuốc diệt côn trùng có thể gây ngộ độc; nhất là sử dụng các sản phẩm trôi nổi kém chất lượng. Người tiêu dùng nên chọn mua các sản phẩm của các doanh nghiệp có uy tín và chỉ dùng theo chỉ dẫn khi thật cần thiết.

Theo một địa chỉ diệt mối, muỗi gửi qua dạng spam (thư rác), chúng tôi tìm đến Cty TNHH HĐ ở Trần Khát Chân (Hà Nội). Đại diện Cty này cho biết, để diệt mối, Cty sẽ cho người đến tận nhà khảo sát và đặt thuốc. Tuỳ theo diện tích nhà, giá thấp nhất là 500.000đ cho một lần diệt.

Chúng tôi ít bán thuốc mà thường làm dịch vụ diệt côn trùng tại nhà. Đây là hóa chất chúng tôi mua từ Singapore, Anh, Ý” – Ông Q., đại diện Cty HĐ nói.

 

Một loại thuốc diệt muỗi của Trung Quốc

(Ảnh: TienPhong)

Giá thuốc mua lẻ là 25.000đ/lọ diệt mối và 45.000đ/lít hóa chất diệt muỗi. Hóa chất do Cty pha chế, bao gồm hai loại không mùi và có mùi hương “hăng hắc của hoa cúc”.

Ông Q. khẳng định thuốc không gây độc hại cho người và môi trường. Ngoài ra, “sau 3 – 6 tháng mới phải phun lại lần hai. Thuốc này bám trên đồ vật chứ không tan ngay ngoài không khí như các loại thông thường khác. Như vậy, mấy tháng sau, côn trùng như gián, muỗi bám vào các đồ vật này vẫn bị tiêu diệt” – Ông Q. khẳng định.

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm diệt côn trùng đặc biệt là thuốc diệt muỗi, với hai loại chính là hương vòng và bình xịt. Ngoài ra còn có các dạng khác như kem, bột, dạng viên phấn. Hai sản phẩm phổ biến nhất, hầu như có bán ở tất cả các hiệu tạp hoá là Mosfly và Raid, giá bình nhỏ 19.000đ, bình to 31.000đ.

Đây là hai sản phẩm đã được Bộ Y tế công nhận về độ an toàn. Bên cạnh đó là các bình xịt của Trung Quốc, giá chỉ bằng một nửa. Chẳng hạn bình xịt có tên Tongdaling giá chỉ 15.000đ với kích cỡ bình bằng loại 31.000đ của Mosfly.

Một người bán hàng cho biết, do giá rẻ nên loại của Trung Quốc bán rất chạy. “Người ta mua để xịt ngoài vườn còn trong nhà thì xịt loại đắt hơn cho đỡ độc. Loại của Trung Quốc tác dụng mạnh, diệt rất nhanh’’ – Chị nói. Trên các bình xịt của Trung Quốc hầu như không có dòng chỉ dẫn nào bằng tiếng Việt cho biết cần phải phun như thế nào, nồng độ ra sao.

Bình xịt Tongdaling có vẻ khá khẩm nhất trong số các loại diệt côn trùng của Trung Quốc vì ngoài vô số tiếng Trung trên thân hộp còn có câu tiếng Việt khá dài “chất lượng sản phẩm nhà máy được nhận bảo hiểm ở Cty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc”.

Ngoài các sản phẩm được bày bán trên thị trường, nhiều doanh nghiệp cũng tung ra dịch vụ bán hàng trên mạng hoặc tư vấn qua điện thoại cách diệt mối, muỗi, mục đích là để bán hóa chất hoặc bao trọn gói diệt côn trùng cho các hộ gia đình, các Cty.

Diệt càng nhanh càng độc

Theo một chuyên gia về hoá chất, Việt Nam chưa sản xuất được hóa chất diệt côn trùng mà chủ yếu nhập khẩu. Đánh vào tâm lý người tiêu dùng, các doanh nghiệp thường quảng cáo thuốc có tác dụng cực nhanh và thời gian tác dụng kéo dài.

Tuy nhiên, “côn trùng càng chết nhanh càng chứng tỏ nồng độ thuốc cao và hóa chất đó có tác dụng rất mạnh. Như vậy, không chỉ côn trùng chết mà con người cũng bị ảnh hưởng” – PGS. TS Trương Sĩ Niêm, Phó trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết.

Bên cạnh đó, việc hóa chất vẫn còn tác dụng với côn trùng một thời gian dài sau khi phun chứng tỏ thuốc vẫn tồn lưu trong môi trường và con người hằng ngày vẫn phải hít những hóa chất này. Ngay đối với những hoá chất diệt côn trùng đã được Bộ Y tế đảm bảo về độ an toàn thì việc thường xuyên tiếp nhận chúng qua đường hô hấp hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Các thuốc trừ muỗi đa phần đều pha thêm hương liệu để át mùi khó chịu cũng khiến mọi người chủ quan và quên đi những yêu cầu an toàn tối thiểu như dùng găng tay, khẩu trang”.

Đáng lo ngại là những hóa chất diệt côn trùng trôi nổi, không rõ nguồn gốc vẫn được tiêu thụ khá nhiều. Những loại này không ghi rõ thành phần hóa học cũng như các chỉ dẫn khác theo quy định về nhãn mác.

Không loại trừ khả năng một số thuốc diệt gián, muỗi trôi nổi xuất xứ từ Trung Quốc vẫn còn sử dụng các hoá chất cấm như Lindan và DDVP. Hai loại này từng được sử dụng diệt gián, muỗi rất hiệu quả và cực nhanh. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng chúng đặc biệt nguy hiểm cho hệ hô hấp của con người, đặc biệt là trẻ em. Từng có cán bộ của NIHE trong quá trình phun DDVP tại trại chăn nuôi đã bị ngộ độc” – PGS Niêm nói.

Một nhà khoa học thuộc viện Hóa học Công nghiệp cho hay, dạng chất lỏng của thuốc diệt thường nguy hiểm hơn dạng rắn có cùng nồng độ. “Chắc chắn những dung môi ở dạng lỏng thâm nhập vào da dễ dàng hơn. Bản chất của các loại thuốc xịt muỗi, chống kiến theo quy định chỉ là xua muỗi, chống kiến không vào phạm vi cần thiết. Sản phẩm chứa hóa chất càng mạnh côn trùng mau chết và khả năng gây ngộ độc khi con người tiếp xúc càng cao” – Nhà khoa học này cảnh báo.

Thực tế cho thấy rất hiếm ca ngộ độc tức thì do dùng thuốc diệt muỗi. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cảnh báo nếu dùng vô tội vạ có thể gây ngộ độc trường diễn, nhất là khi sử dụng các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng.

Các chuyên gia y tế cho biết, các sản phẩm xịt muỗi, nhang trừ muỗi do các đơn vị sản xuất có đăng ký với cơ quan chức năng thường sử dụng nguyên liệu thuộc họ pyrethrine (cúc tổng hợp) hay còn gọi là nhóm pyrethroide đã được Tổ chức Y tế Thế giới cho phép sử dụng.

Các hoạt chất này khi tiếp xúc với môi trường sẽ bị ôxy hóa chuyển thành các chất khác ít độc hại. Phụ gia làm nền được sản xuất từ bột cây, bột keo, bột gáo dừa có tác dụng cháy tốt mà an toàn. Người tiêu dùng nên chọn mua các sản phẩm diệt muỗi, gián của các doanh nghiệp có uy tín và chỉ dùng theo chỉ dẫn khi thật cần thiết.

Theo TS Hồ Đình Trung, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Việt Nam, có hai loại hoá chất diệt muỗi được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình phòng chống sốt rét quốc gia là Bambancyphaclothrin và Alphacypermethrin, không gây hại cho môi trường và con người.

KIẾN THỨC KHI SỮ DỤNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG

a. Kiến thức chung

Khi bạn chuẩn bị cắm trại ở một vùng đồi núi hoặc thôn quê, ngoài các thứ vật dụng thông thường như vải bạt, dụng cụ nấu ăn, thức ăn… nếu cẩn thận, thế nào bạn cũng sẽ nghĩ đến một bình nhỏ thuốc phun trừ muỗi và để xua đuổi các loại côn trùng khác.

Trong gia đình, việc dùng thuốc diệt muỗi đôi khi cũng là nhu cầu cần thiết ở một số nơi, do điều kiện ẩm thấp sinh sản quá nhiều muỗi. Khi đó, việc thiếu thuốc trừ muỗi hàng ngày sẽ làm cho cuộc sống của bạn cực kỳ khó chịu.

Tuy nhiên, nếu thiếu những kiến thức cơ bản về độ an toàn khi sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng, chúng có thể trở thành tai họa cho bạn hoặc người thân trong gia đình.

Mức độ an toàn của các dạng chế phẩm này chỉ được tính toán trong trường hợp bạn sử dụng chúng một cách thích hợp, nghĩa là phun trong môi trường ở một nồng độ nhất định. Không có loại thuốc diệt côn trùng nào là an toàn khi bạn để vấy chúng vào mắt hoặc vô tình nuốt phải chúng. Những chỗ da bị trầy xướt đôi khi cũng rất nhạy cảm với các loại thuốc này. Một số thuốc diệt côn trùng có mức độ an toàn và yêu cầu bảo quản khác nhau. Khi chọn dùng, trước hết bạn cần phải đọc kỹ các hướng dẫn kèm theo hoặc ghi trên bao bì. Ngoài ra, các biện pháp xử lý cần thiết khi có dấu hiệu ngộ độc thường cũng được nhà sản xuất ghi rõ, bạn cần đọc trước để có thể ứng dụng kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.

Nếu là các loại thuốc dùng bôi trực tiếp trên da – chống muỗi đốt chẳng hạn – càng phải chú ý nhiều hơn đến liều lượng và hạn sử dụng của thuốc. Tuy nhiên, tốt nhất nên tránh dùng khi da đang có vết thương.

Khi ở ngoài trời, bạn cũng có thể xua đuổi côn trùng theo phương thức tự nhiên an toàn hơn nhiều. Đốt một đống lửa nhỏ và dùng cỏ tươi hoặc lá cây tươi cho vào để tạo nhiều khói. Cách làm này đặc biệt công hiệu đối với muỗi rừng.

b. Những điều nên làm

– Chỉ dùng liều lượng tối thiểu đủ để đạt hiệu quả cần thiết.

– Nếu là thuốc bôi trực tiếp lên da, nên bôi lên một vùng da nhỏ để thử phản ứng. Khi xác định là an toàn, mới bôi lên những nơi khác. Nếu có dấu hiệu khác lạ như da ửng đỏ hoặc ngứa… ngưng sử dụng ngay loại thuốc đó.

– Tránh dùng thuốc trong những môi trường chật hẹp, khép kín, như phòng tắm chẳng hạn. Nồng độ thuốc khi đó có thể tăng lên rất cao và tạo những hiệu quả có hại.

– Không bôi thuốc lên tay trẻ con. Chúng có thể vô tình đưa tay vào miệng hoặc bôi lên mắt.

– Sau khi sử dụng thuốc qua thời gian cần thiết, nhất thiết phải tắm gội sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Giặt sạch tất cả quần áo đã có dính thuốc vào.

– Khi rủi ro bị vấy thuốc vào mắt, cần ngâm mắt vào nước ngay. Lấy một bát nước đầy, dùng hai ngón tay vạch mắt ra rồi cúi xuống ngâm vào đó. Bạn có thể thấy khó chịu, nhưng nước sẽ giúp giảm mạnh nồng độ thuốc và tránh cho bạn nhiều vấn đề nghiêm trọng. Sau đó, đến bác sĩ ngay càng nhanh càng tốt. Tương tự, nếu bạn vô tình đưa thuốc vào miệng, súc miệng với nước sạch thật nhiều lần. Nếu có bất cứ dấu hiệu gì khác lạ, cần khám bác sĩ ngay.

– Khi dùng bất cứ loại thuốc diệt côn trùng nào, luôn luôn phải có ý thức đầy đủ về tính độc hại của nó. Vì thế, sự cẩn thận và hạn chế bao giờ cũng cần thiết. Không bao giờ để tập thành thói quen lạm dụng các loại thuốc này trong môi trường. Ngoài ra, những đối tượng như phụ nữ mang thai và trẻ con cần đặc biệt chú ý bảo vệ.

Cách diệt muỗi, diệt gián, diệt kiến, diệt ruồi, đơn giản, hiệu quả

Tiết trời thay đổi rất thích hợp cho các loại côn trùng như gián, kiến, ruồi… phát triển. Sau đây là một số cách đơn giản để tiêu diệt chúng.

Diệt muỗi

Nếu muốn đuổi lũ muỗi đáng ghét ra khỏi phòng ngủ, bạn hãy đốt vài miếng vỏ cam hay vỏ quít phơi khô trong nồi đất nhỏ rồi sau đó khép cửa vài phút… lũ muỗi sẽ không còn vo ve trong căn phòng của bạn.

Cách bắt muỗi

1- Cho độ 5-10 ml nước đường hoặc bia vào chai, lắc mạnh rồi đặt ở nơi nhiều muỗi. Ngửi thấy mùi này, muỗi sẽ bay vào và không biết đường ra.

2- Bật máy hút bụi, chờ khi tốc độ quay đạt đến độ cao nhất, đưa đầu hút bụi vào nơi có muỗi. Chúng sẽ bị hút vào và chết.

Cách đuổi muỗi

1- Vẩy một ít nước hoa hoặc đặt một bát tỏi đã nghiền nát vào nơi muỗi thường bay đến. Mùi nước hoa và vị cay của tỏi làm muỗi rất “ngại”.

2- Đặt trong nhà một bồn hoa dạ lan hoặc bạc hà.

3- Ở nơi nhiều muỗi, bạn có thể đặt một hộp dầu con hổ hoặc chai dầu gió, muỗi ngửi thấy sẽ bay đi chỗ khác.

4- Mặc quần áo trắng hoặc nhạt màu. Loại quần áo này có tính phản quang mạnh, có tác dụng đuổi muỗi.

Diệt gián

+ Rải phèn chua bột xung quanh nơi đựng thức ăn, tủ, bồn rửa bát hay rửa mặt cũng làm cho gián không dám bò vào. Để bắt gián, bạn có thể cho một ít khoai hoặc bia vào trong chai, lọ rồi xoa lớp mỡ mỏng lên miệng chai, chẳng bao lâu sau gián sẽ tự bò vào rất nhiều.

+ Dưa chuột tươi đuổi gián: Đặt dưa chuột tươi vào nơi gián thường đến, ngửi thấy mùi dưa, gián sẽ bỏ đi. Sau vài ngày, thay lượt mới.
+ Lá đào tươi đuổi gián: Đem lá đào tươi đặt vào nơi gián đến, gián sẽ bỏ chạy.
+ Hành tây đuổi gián: Đặt trong bếp một đĩa hành tây đã cắt sẵn, gián sẽ chạy đi hết.

Diệt kiến

Vắt chanh tươi vào tổ kiến hay chỗ kiến tập trung hoặc rắc vỏ chanh băm nhỏ lên đó thì đàn kiến sẽ tự tan rã và bỏ đi. Ngoài ra người ta còn rắc lên tổ kiến bã cà phê, bột than củi, phấn rôm hoặc tiêu bột.

Diệt ruồi

Bạn có thể sử dụng loại băng keo dính hai mặt chuyên diệt ruồi. Loại băng keo này có mùi mật thơm nên rất thu hút ruồi. Hương muỗi hay vỏ bưởi phơi khô cũng có thể đuổi ruồi.

Diệt bướm

Lấy một hộp gỗ sơn màu vàng mặt ngoài, trong bôi một ít dung dịch gồm một phần mật và hai phần giấm, sẽ thu hút được bướm bay vào.

Ve và bọ chét

Trên các con vật nuôi trong nhà có rất nhiều ve và bọ chét. Chúng có thể đốt người và truyền một số bệnh. Do đó, bạn nên dùng các loại xà phòng và dầu gội đầu diệt trùng để “tắm” cho vật nuôi. Mùi hương của vỏ cam cũng có tác dụng xua đuổi ve và bọ chét

Cách diệt côn trùng không gây hại cho sức khỏe

Để diệt gián, không đơn giản là dùng băng phiến, thậm chí là không nên dùng vì mùi hắc của băng phiến lan tỏa khắp nhà. Hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm không mùi dưới dạng những gói nhỏ, đặt trên giá hoặc treo trên thanh treo giữa các ngăn tủ.

Viên long não hay thông tuyết có tác dụng lâu dài và tốt hơn băng phiến. Nếu ngoài băng phiến ra mà không có viên long não hoặc những loại khác, có thể khử mùi băng phiến khó chịu bằng cách để quần áo sắp mặc vào chỗ thông thoáng trong một ngày sẽ bay hết. Nếu cần thay quần áo ngay, lấy quạt điện thổi hoặc lấy vải ướt phủ lên rồi là một lượt, chắc chắn mùi băng phiến sẽ không còn khó chịu nữa. Có thể áp dụng mẹo nhỏ sau: đặt những túi may bằng vải mutxơlin đựng vỏ chanh khô hoặc những miếng bông thấm nước chứa tinh dầu oải hương, húng, hương thảo, trắc bách diệp, kinh giới hoặc rượu long não xen giữa quần áo. Cần lưu ý về đồ len, phải giặt sạch trước khi xếp vào tủ vì con nhậy rất thính với đồ len bám hơi người.

Những loại “hoa” nhân tạo có khả năng tự dính chống ruồi, không mùi đã được sản xuất. Đây là một loại khí dung đặt trong tủ bếp trong thời gian 4 tháng. Ngoài ra, còn có loại hương vòng đốt ở ngoài và máy khuếch tán điện chống ruồi có chương trình khởi động tự động. Tuy nhiên, loại này chỉ nên hoạt động vào ban ngày. Lấy tỏi đun trong nước sôi rồi cắt thành từng miếng trộn với vài miếng đinh hương để trong những đĩa nhỏ. Khoảng 2-3 ngày thay tỏi một lần. Hoặc treo các túi nilon nước sạch ở những nơi nhiều ruồi, chắc chắn ruồi sẽ sợ mà bay đi.

Khi bạn bị nhạy cảm với những vết muỗi đốt thì nên dự phòng thuốc chống muỗi đốt như Pyrel tinh dầu tự nhiên, dùng bộ khuếch tán ánh sáng, tia cực tím và đốt nến thơm mùi sả. Có thể dùng màn bằng sợi polyester. Dùng điều hòa cũng là cách để tránh muỗi vì đã ngăn chặn đường muỗi vào qua đường cửa sổ. Những loại khí dung có tác dụng tức thời hoặc lâu dài, hương vòng để đốt, các loại máy khuếch tán điện hoặc những loại máy siêu thanh. Sản phẩm mới là máy khuếch tán chạy pin, thích hợp trong những chuyến dã ngoại, cắm trại hoặc dùng các loại thuốc xịt trực tiếp vào vết muỗi đốt. Dùng lá xôn, trúc đào, húng và hương thảo đặt vào giữa một bó giấy báo đã vò kỹ, tưới dầu paraphin hoặc sáp chảy vào, đốt bên ngoài trong khoảng 30 phút trước khi ngồi vào bàn ăn.

Gần như kiến có mặt khắp mọi nơi, từ nền nhà, nóc nhà, đồ dùng và cả thức ăn, hoa quả… Những loại khí dung có hiệu quả ngay và lâu dài, những loại bột để rắc quanh những chỗ kiến hay đi tới đều hiệu quả. Dùng keo nước chống kiến chỉ cần chấm vào những chỗ kiến đi qua. Các loại bẫy, ống hoặc xịt một loại bọt diệt kiến đi sâu vào những xó xỉnh và những chỗ tổ kiến. Nếu muốn bảo vệ môi trường sống, nên trồng cây bạc hà, oải hương, cúc vạn thọ. Có thể đặt bột phấn viết hoặc rau húng trên đường kiến đi qua, sẽ tránh được kiến vì chúng thường ghét những thứ này.

Dùng hạt tiêu, hoa hồi cho vào vải gói lại, đặt vào hũ để bột gạo, đậy kín nắp, mọt sẽ không tấn công nữa. Cho đỗ xanh vào nước sôi ngâm từ 1-2 phút để diệt hết trứng mọt. Sau đó mang ra phơi khô, cho vào lọ đậy nắp kín bảo quản lâu dài. Nếu đỗ xanh đã bị mọt ăn thì áp dụng phương pháp trên cũng xử lý được mối mọt sau này. Mứt táo bảo quản không cẩn thận cũng là nơi mối mọt dễ xâm nhập. Chính vì vậy không nên để mứt táo, táo khô ở nơi nhiều gió, nhiệt độ và độ ẩm cao. Vì nếu để ngoài gió, táo dễ bị khô héo, vỏ ngả sang đen sẫm; để ở nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm cao làm cho táo chảy nước, mốc meo. Phương pháp bảo quản tốt nhất là phơi nắng 4-5 ngày vào thời gian giữa mùa xuân, rang 30-40g muối rồi giã thành bột. Sau đó, cho táo vào lọ, mỗi lớp táo khô rắc một ít bột muối lên rồi đậy kín lại. Làm như vậy mứt táo, táo khô sẽ không bị mối mọt.

Để chống mối mọt cho quần áo len dạ cần phải thường xuyên để thông thoáng tủ treo quần áo len dạ. Nguyên nhân chính là do không khí lưu thông, áo quần thường xuyên chuyển chỗ, mối mọt không dễ gì bám vào để sinh sôi nảy nở. Còn quần áo để trong tủ vừa không thoáng gió cũng không kín hoàn toàn nên mối mọt dễ phát triển. Nếu quần áo sạch đặt trong túi nilon, cho băng phiến vào rồi buộc kín miệng túi lại sẽ không bị mối mọt và gián nhấm. Quần áo bẩn là nơi môi trường phát triển khá lý tưởng của vi sinh vật. Cho nên quần áo mặc rồi cần phải giặt sạch, phơi khô, là lượt một lần để diệt hết mối mọt còn ẩn nấu trong quần áo len dạ. Khi phát hiện quần áo đã bị mối mọt nên vá hoặc mạng lại những vết mối mọt cắn không nên mang đi giặt ngay vì như vậy sẽ làm các lỗ mối mọt nhấm to ra, mép lỗ xù lông, gây mất thẩm mỹ và cũng khó vá mạng lại.

Bình luận về bài viết này